top of page
Tìm kiếm

Vi bằng là gì? Mua nhà vi bằng cẩn thận “rước họa vào thân”

“Nhà 3 tầng, có sân thượng, diện tích sử dụng hơn 100m2 nhưng giá chưa đến 2 tỷ đồng, đã có sổ chung công chứng vi bằng”. Nghe rất hấp dẫn nhưng coi chừng rước họa vào thân với chiêu thức quảng cáo mua nhà vi bằng.


Vi bằng là gì?

Trước khi xem xét nên hay không việc mua nhà sổ chung thì bạn cần hiểu vi bằng nghĩa là gì. Theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận lại các sự kiện dưới nhiều hình thức như âm thanh, video, hình ảnh…

Hiểu vi bằng là gì để tránh sập bẫy quảng cáo


Lập vi bằng có thể hiểu là văn bản do người có đủ thẩm quyền, công nhận ghi lại những sự việc được cho là quan trọng, sử dụng làm bằng chứng trước tòa, những sự kiện mang tính chất pháp lý.

Vi bằng dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng do thừa phát lại lập chỉ có giá trị chứng cứ trước tòa án và các quan hệ pháp lý khác.


Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.



Có nên mua nhà vi bằng không?


Hiện nay, nhà vi bằng thường được các “cò đất” quảng cáo dưới dạng nhà có sổ, giấy phép xây dựng, nhiều căn chung một số nhà và đã được công chứng vi bằng. Giá nhà đất của hình thức này thường thấp hơn nhiều so với nhà có giấy tờ hợp pháp. Tuy nhiên vì không hiểu rõ tính chất pháp lý của vi bằng nên nhiều người “sập bẫy” quảng cáo, mất thời gian, tiền bạc thậm chí cả nhà cửa khi xảy ra kiện tụng.

Nhà vi bằng sẽ không được cấp sổ đỏ


Như đã nói ở trên, theo quy định của pháp luật, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Vì vậy, vi bằng cũng không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.


Vi bằng chỉ có thể ghi nhận các sự kiện liên quan đến nhà đất sau:

- Xác nhận tình trạng nhà, đất.

- Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

- Ghi nhận việc đặt cọc…


Như vậy, sổ vi bằng sẽ không có giá trị pháp lý như sổ đỏ. Đồng thời mua bán nhà đất bằng vi bằng cũng sẽ không được sang tên. Như vậy, về mặt giấy tờ pháp lý bạn sẽ không có quyền sở hữu mảnh đất mua với pháp lý vi bằng.


Các trường hợp “tiền mất tật mang” vì mua nhà vi bằng


Nhà đất chung sổ là những thửa đất không được nhà nước cho phép tách thửa và cấp sổ riêng. Dù có diện tích nhỏ nhưng lại phù hợp với tầm tài chính của nhiều gia đình có thu nhập vừa phải. Vì phù hợp với điều kiện tài chính và không hiểu rõ về quy định pháp luật nên nhiều người chấp nhận mua nhà vi bằng.


Nhiều người "tiền mất tật mang" vì tin lời cf đất mua nhà qua lập vi bằng


Lợi dụng tâm lý đó, nhiều “cò đất” đã tung nhiều chiêu quảng cáo để qua mắt người mua. Một số chiêu lừa đảo nhà sổ vi bằng bạn cần biết:


Trường hợp 1: Một căn nhà được bán cho nhiều người. Tức kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng việc có thể lập nhiều vi bằng, lấy tiền của nhiều người sau đó bỏ trốn.


Trường hợp 2: Nhà đất rao bán thực chất đang được mang đi thế chấp ngân hàng. Vì là nhà sổ vi bằng nên người mua không có sổ đỏ, không có quyền sử dụng đất. Nếu chủ sở hữu thực sự của ngôi nhà không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tịch thu lại căn nhà hoặc mảnh đất đó.


Thực tế không ít những trường hợp đã mất trắng căn nhà vì mua phải bất động sản có pháp lý là sổ vi bằng. Đó là bài học cảnh tỉnh để người mua nhà cẩn trọng hơn, tuyệt đối đừng để những chiêu lừa đảo của cò đất đánh lừa.



Tổng đại lý Tiếp thị & phân phối Iris Tower: UniHomes


– Hotline: 1900 23 23 24


– Tham khảo chi tiết dự án tại đây



Comments


bottom of page